Trong Đông y, Sâm Tiết Trúc là 1 loại thảo dược quý, có tác dụng cầm máu, bổ phế, trị ho, trị vết thương ngoài, chống suy nhược cơ thể, chống lão hóa, gia tăng sức đề kháng và rất có lợi cho hệ tim mạch.
- Thông tin dược liệu
Tên thường gọi: Sâm Tiết Trúc
Tên khoa học: Panax vietnamensis), là một loài cây thuộc Họ Cuồng cuồng (Araliaceae)
Tiết trúc sâm là tên gọi chung của một loài sâm, sinh trưởng theo kiểu mọc đốt
Tiết trúc sâm là tên gọi chung của một loài sâm, sinh trưởng theo kiểu mọc đốt, nên còn gọi là đốt trúc, tức là mọc đốt như cây trúc. Hầu hết, mọi người đều khẳng định mỗi năm ra một đốt, nhưng điều đó không hoàn toàn đúng.
Tùy vào thổ nhưỡng, tùy vào vùng miền địa lý, mà chúng ra đốt nhiều hay ít không theo quy chuẩn nào cả. Có cây sâm mọc củ, vài năm sau mới bắt đầu ra đốt. Có cây mỗi năm củ mọc 2-3 đốt, có củ còn mọc thành nhiều nhánh, mỗi nhánh ra vài đốt một năm. Vậy nên, không có một nguyên lý chung nào tính tuổi sâm theo đốt cả.
Những người sành về dược liệu, thường phân chia giá trị của sâm tiết trúc theo mùi vị, rồi đến màu sắc, hình dạng củ, lá. Loại sâm có vị đắng dịu, sau đó ngọt hậu lưu lâu ở đầu lưỡi, cuống họng, là sâm quý nhất.
-
Đặc điểm tự nhiên
Tiết trúc là 1 họ sâm gồm nhiều loài sâm. Các loại sâm gồm có sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu, Sâm Nghệ An, sâm Lâm Đồng. Đặc điểm chung của các loài sâm này đều là, lá có 2 mặt lông, đốt so le, ăn vị đắng ngọt.
2.1. Sâm Ngọc Linh
Tên khoa học: Panax vietnamensis
Sâm Ngọc Linh hay còn gọi là sâm Việt Nam có các saponin đặc trưng là MR2
Sâm Ngọc Linh là loài mọc ở núi Ngọc Linh, thuộc hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum có tên khoa học là Panax vietnamensis, còn được gọi là sâm K5. Người đồng bào địa phương gọi là cây củ giấu, tức là giấu kín để trị bệnh không cho mọi người biết.
Sâm Ngọc Linh được cụ Đàm Kim Long tìm thấy trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Đây là một phương thuốc hữu hiệu giúp các chiến sĩ của ta điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe.
- Về tên gọi: Do tìm thấy ở núi Ngọc Linh nên cụ Đàm Kim Long đặt tên là sâm Ngọc Linh.
- Về thành phần hóa học: sâm Ngọc Linh hay còn gọi là sâm Việt Nam có các saponin đặc trưng là MR2 mà không tìm thấy trong nhân sâm những nước khác.
2.2. Sâm Lai Châu
Tên khoa học: P. vietnamensis var. fuscidiscus K. Komatsu, S. Zhu & S.Q. Cai.
Các nhà khoa học đánh giá Sâm Lai Châu sở hữu hàm lượng hoạt chất và tác dụng tương đồng với Sâm Ngọc Linh
Sâm Lai Châu được đánh giá là tương đồng với sâm Ngọc Linh về thành phần cũng như ngoại hình. Chúng chỉ khác nhau ở hai kiểu gen, với thành phần giống sâm Ngọc Linh và hình thái bên ngoài giống y chang sâm Ngọc Linh.
Đây cũng là loài sâm được đánh giá có chất lượng tốt được bà con địa phương sử dụng từ lâu. Ở địa phương bà con dân tộc gọi là Củ Đỏ. Những người Trung Quốc thu mua sâm Lai Châu và tam thất hoang ở các tỉnh phía Bắc từ những năm 1980 dẫn tới hiện tại tam thất hoang và sâm Lai Châu gần như cạn kiệt.
Các nhà khoa học đánh giá Sâm Lai Châu sở hữu hàm lượng hoạt chất và tác dụng tương đồng với Sâm Ngọc Linh. Vì vậy, đôi khi trên thị trường mọi người thường gọi là sâm Ngọc Linh phía Bắc cũng chính là chỉ Sâm Lai Châu.
2.3. Sâm Nghệ An
Tên khoa học: Puxailaileng
Sâm Nghệ An được tìm thấy ở các vùng núi cao phía tây của tỉnh Nghệ An
Sâm Nghệ An, hay còn gọi là sâm Lào, được tìm thấy ở các vùng núi cao phía tây của tỉnh Nghệ An. Sâm Nghệ An cũng có saponin đặc trưng là MR2 và đây cũng là loài sâm được dùng để làm giả sâm Ngọc Linh.
2.4. Sâm Lâm Đồng
Tên khoa học: Panax vietnamensis var. langbianensis
Sâm Lâm Đồng có hàm lượng saponin tổng hợp tương đương đối thấp
Sâm Lâm Đồng được tìm thấy ở vùng núi langbiang Lâm Đồng vào năm 2019, có tên khoa học là Panax vietnamensis var. langbianensis. Do được khai thác nhiều có ngày lên đến vài tạ sâm khiến vị sâm Lâm Đồng nhạt hơn hẳn các loại sâm khác.
Sâm Lâm Đồng có hình thái bên ngoài tương tự như Sâm Lai Châu và Sâm Ngọc Linh: lá có hai mặt lông đốt, củ so le nhau, có vị đắng ngọt.
- Tác dụng dược lý của Sâm Tiết Trúc
Khi nhắc đến các loại Sâm ai cũng đều nghĩ nó như là một vị thuốc bổ, tăng thể lực, chống suy nhược cơ thể và Sâm Tiết Trúc cũng vậy. Chúng sở hữu các tác dụng như:
- Tăng thể lực, chống nhược sức,phòng ngừa và chữa suy nhược cơ thể.
- Kích thích các hoạt động não bộ, chống suy nhược tinh thần.
- Tác dụng điều hòa nội tiết tố sinh dục, chống suy nhược sinh dục.
- Tăng tạo hồng cầu, tiểu cầu, chữa bệnh thiếu máu, suy tiểu cầu.
- Đặc hiệu với vi khuẩn Streptococci, chữa viêm họng hạt.
- Giải tỏa stress, giải lo âu và chống trầm cảm và các bệnh lý gây ra bởi stress.
- Tăng cường chức năng gan và bảo vệ tế bào gan, chống xơ gan và giải độc gan.
- Giảm cholesterol, ổn định đường huyết, giảm lipid, tăng HDL chống xơ vữa động mạch.
- Giảm đường huyết, hỗ trợ với thuốc hạ đường huyết trong điều trị bệnh tiểu đường.
- Điều hòa hoạt động tim mạch, loạn nhịp tim và hạ huyết áp.
- Chống oxy hóa (Antioxidant), Chống lão hóa.
- Phòng chống các loại ung thư ,Hỗ trợ các thuốc chữa ung thư.
- Gia tăng sức đề kháng không đặc hiệu, tăng cường miễn dịch.
Sâm Tiết Trúc sở hữu nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe của con người
- Liều lượng và cách dùng
Sâm Tiết Trúc được sử dụng rộng rãi cho mọi lứa tuổi, từ người già đến trẻ em, rất tốt cho người trong thời kỳ dưỡng bệnh giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Có 3 cách dùng sau:
– Dùng sâm tươi: bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, nếu ngâm cùng mật ong thì cắt thành từng lát mỏng.
– Dùng sâm khô: cứ 1kg sâm khô thì tương đương 5 kg sâm tươi nên liều dùng sẽ ít hơn 5 lần so với dùng sâm tươi.
– Dùng sâm để ngâm rượu: rửa thật sạch sâm và rửa qua bằng rượu, để khô củ sâm và cho vào bình thủy tinh đổ rượu vào với nồng độ từ 40 – 50 độ rồi đậy nắp kín, ngâm trong thời gian khoảng 3 tháng bắt đầu dùng được. Với trọng lượng từ 100 gam sâm cho vào 2 – 3 lít rượu, mỗi ngày dùng từ 50 ml – 100 ml
- Lưu ý khi sử dụng Sâm Tiết Trúc
– Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không được sử dụng Sâm Tiết Trúc vì Sâm có tác dụng tăng cường nội tiết tố sinh dục và co bóp thành tử cung nên sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi.
– Không được dùng trong các trường hợp: đau bụng(thể hàn, tiết tả…), đầu bụng, chướng bụng sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
– Người cao huyết áp cũng không nên sử dụng Sâm Tiết Trúc
– Tránh dùng Sâm vào buổi chiều hoặc tối đối với người mất ngủ.
– Khi dùng Sâm với trẻ em, Sâm chỉ được dùng(thường là dùng bổ sung) khi trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu, suy nhược cơ thể,… Còn với các trẻ có thể chất khỏe mạnh, phát triển bình thường không mắc các bệnh lý thuộc hư chứng thì không được dùng.
– Mức độ hiệu quả của sản phẩm tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người.
– Đối với người có tiền sử bệnh hay cơ thể dễ bị dị ứng với các thành phần khác thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
– Đây là sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, không phải là thuốc chữa bệnh, không có chức năng thay thế thuốc chữa bệnh.
Để đảm bảo chọn và sử dụng đúng sản phẩm hiệu quả nhất đối với sức khỏe của mỗi khách hàng, quý khách vui lòng xem kỹ mô tả, công dụng và hướng dẫn sử dụng sản phẩm hoặc liên hệ trực tiếp SĐT 0928 480 666 để được tư vấn kỹ hơn.